Min, Dakota Johnson thi nhau khóc nhưng vẫn đẹp như búp bê nhờ trend nơ nước mắt
Chiều 2.1, ông Lê Viết Nam, Chủ tịch UBND H.Đăk Glei (Kon Tum), cho biết lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể 2 nạn nhân cuối cùng trong vụ tai nạn lao động sập giàn giáo xảy ra tại thủy điện Đăk Mi 1 (ở H.Đăk Glei)Theo đó, đến khoảng 16 giờ cùng ngày, lực lượng tìm kiếm đã tìm thấy 2 nạn nhân cuối cùng. Vị trí 2 thi thể tìm thấy nằm cách nhau khoảng 50 m. Đến nay, công tác tìm kiếm nạn nhân đã hoàn tất, lực lượng chức năng sẽ sớm bàn giao cho người nhà lo hậu sự.Như vậy, sau 3 ngày xảy ra vụ tai nạn kinh hoàng tại thủy điện Đăk Mi 1, cả 5 nạn nhân đã được tìm thấy. Hiện nguyên nhân vụ việc vẫn đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.Như Thanh Niên đã đưa tin, khoảng 3 giờ ngày 31.12.2024, tại công trình thủy điện Đăk Mi 1 xảy ra vụ tai nạn lao động sập giàn giáo khiến 5 người tử vong.Các nạn nhân gồm Hà Văn Sơn (29 tuổi), Kha Văn Kháy (26 tuổi), Ngân Văn Long (32 tuổi), Lương Văn Hùng (20 tuổi, cùng ở Nghệ An) và A Tuất (34 tuổi, ở Kon Tum).Thủy điện Đăk Mi 1 được khởi công từ năm 2009, có công suất 84 MW, lượng điện trung bình năm 276 triệu KWh. Nguồn nước sử dụng trên sông Đăk Mi, thuộc hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn. Nhà máy xây dựng tuyến đập dâng kết hợp đập tràn có cửa van trên dòng chính sông Vu Gia, tạo thành hồ chứa có dung tích hơn 28 triệu m3.Dự án do Công ty CP Quang Đức Kon Tum làm chủ đầu tư, tổng mức đầu tư hơn 3.500 tỉ đồng. Nhà máy mới thi công hoàn thành khoảng 85% khối lượng. Điều đáng nói, dự án này được UBND tỉnh Kon Tum cho thuê đất vào ngày 27.12.2024, chỉ 4 ngày trước khi sự cố sập giàn giáo nói trên.Làm du lịch 1 ngày khiêng 300 cái mâm, dọn 15 buồng phòng: Đừng sốc!
Ban đầu, Indonesia lên kế hoạch nhập khẩu 2 triệu tấn gạo trong năm 2024 để đảm bảo vấn đề an ninh lương thực trong nước. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của El Nino khiến tình trạng khô hạn diễn ra gay gắt, vụ thu hoạch bị trễ đến 2 tháng so với thông thường nên chính phủ nước này quyết định nâng hạn ngạch nhập khẩu thêm 1,6 triệu tấn; nâng tổng số gạo sẽ nhập khẩu gạo lên 3,6 triệu tấn. Indonesia sẽ là nhà nhập khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới sau Philippines ước tính 4 - 4,1 triệu tấn.
Loạn phòng khám nam khoa 'chui': Chuyên gia nam học nói gì?
Toyota Việt Nam (TMV) vừa triển khai chương trình triệu hồi sản phẩm đầu tiên trong năm 2025. Theo thông tin hãng xe Nhật Bản công bố, bắt đầu từ ngày 7.3.2024 TMV bắt đầu phối hợp với các cơ sở bảo dưỡng của hãng trên toàn quốc thực hiện đợt triệu hồi 10 chiếc Toyota Alphard.TMV xác định, các xe Toyota Alphard bị ảnh hưởng thuộc diện triệu hồi lần này được xác định sản xuất trong khoảng thời gian từ ngày 2 - 21.11.2020, do TMV nhập khẩu, phân phối tại Việt Nam.Trước đó, qua kiểm tra Toyota xác định trên các xe Alphard thuộc diện triệu hồi trang bị ốp nắp ca-pô phía trước, trong quá trình sử dụng, ốp nắp ca-pô có thể bị biến dạng do nhiệt độ thay đổi. Việc này có thể dẫn đến nứt và lỏng khi áp lực lặp đi lặp lại tác động lên phần lắp của ốp nắp ca-pô. Nếu tiếp tục sử dụng trong trạng thái này, ốp nắp ca-pô có thể bị rơi khỏi xe và làm cản trở các phương tiện khác tham gia giao thông.Hiện tại, TMV cho biết các khách hàng có xe trong diện ảnh hưởng, sẽ nhận được thông báo từ các cơ sở bảo hành bảo dưỡng Toyota để mời mang xe đến kiểm tra. Dựa vào kết quả kiểm tra, xe của khách hàng sẽ được tiến hành thay thế ốp nắp ca-pô mới. Thời gian kiểm tra và sửa chữa dự kiến khoảng 25 phút mỗi xe. Các xe thuộc diện triệu hồi sẽ được kiểm tra, thay thế hoàn toàn miễn phí.Tại Việt Nam, Toyota Alphard được định vị ở phân khúc MPV cao cấp, giá bán từ 4,37 - 4,47 tỉ đồng. Năm 2024, tổng doanh số bán Toyota Alphard đạt 159 xe.
Sau hơn 10 ngày nghỉ tết với những buổi ăn chơi, họp mặt gia đình và giấc ngủ kéo dài đến trưa, Nguyễn Hoàng Nam (25 tuổi), giám sát quy trình chế biến thực phẩm tại H.Nhà Bè, TP.HCM, cảm thấy uể oải và chưa sẵn sàng quay lại công việc.Công việc của Nam là giám sát quá trình chế biến thực phẩm nên yêu cầu sự tỉnh táo và tập trung tối đa để đảm bảo chất lượng sản phẩm trong suốt 8 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, sự thay đổi đột ngột từ không khí nghỉ ngơi, thư giãn sang môi trường làm việc căng thẳng khiến Nam cảm thấy bị "sốc".Rời nhà từ tỉnh Sóc Trăng lên Bình Dương vào mùng 4 (tức ngày 1.2), để chuẩn bị đi làm lại vào mùng 6 (ngày 3.2), Nguyễn Thị Kim Nguyên (27 tuổi), làm việc tại Bình Dương, cảm thấy tiếc nuối vì "còn tết". "Mình rời đi khi những cây mai trước nhà đang trổ đẹp, bánh mứt còn ê hề. Thật sự không có tinh thần trở lại làm việc", Nguyên nói. Bắt đầu ngày làm việc đầu tiên, Nguyên cùng đồng nghiệp cắn hạt dưa, lì xì chúc tết… thay vì toàn tâm tập trung vào công việc.Trở lại làm việc vào mùng 7 tết (ngày 4.2), Nguyễn Chí Kiên (24 tuổi), làm thiết kế đồ họa tại TP.Cần Thơ, cảm thấy thiếu động lực và mệt mỏi: "Dù đã ngồi trước máy tính cả buổi, mình vẫn không thể nảy ra bất kỳ ý tưởng mới nào. Sau kỳ nghỉ dài, mình đã quen với nhịp sống nghỉ ngơi, ăn uống thoải mái, nên bây giờ rất khó để lấy lại sự tập trung".Huỳnh Tấn Đạt, nghiên cứu sinh Trường ĐH Công nghệ Sydney, Úc, cho biết việc bắt đầu lại công việc sau kỳ nghỉ tết có thể là một thách thức lớn nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Thay vì "chạy nước rút" ngay vào đúng hôm đi làm, Đạt khuyên mọi người nên bắt đầu từ vài ngày trước, đặc biệt là thiết lập lại nhịp sinh hoạt."Việc thức dậy đúng giờ, sắp xếp công việc cá nhân và tập trung vào các mục tiêu nhỏ trong tuần đầu tiên sẽ giúp bạn dần làm quen lại với guồng quay công việc. Đừng dồn hết tất cả mọi việc vào một lần, mà hãy chia nhỏ ra", Đạt chia sẻ.Theo Đạt, việc sử dụng các phương pháp quản lý thời gian như pomodoro (làm việc tập trung trong 25 phút rồi nghỉ ngắn) hay quy tắc 80/20 (tập trung vào 20% công việc quan trọng nhất, vì chúng sẽ mang lại 80% hiệu quả) sẽ giúp nâng cao hiệu suất mà không gây căng thẳng quá mức.Đạt cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kết nối lại với đồng nghiệp để tái tạo cảm hứng. Tham gia các cuộc họp nhóm, trò chuyện về công việc và cuộc sống sẽ giúp tạo sự gắn kết, giúp bạn dễ dàng hòa nhập lại với môi trường làm việc.Đạt khuyến cáo không nên ép bản thân vào một lịch trình làm việc quá nghiêm ngặt ngay lập tức. Thay vào đó, nên điều chỉnh từ từ như duy trì thói quen ngủ đúng giờ, dậy sớm hơn một chút mỗi ngày để cơ thể dần thích nghi với nhịp sinh học mới.Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thế Huy, Phó giám đốc Công ty TNHH truyền thông, tư vấn và đào tạo Ý Tưởng Việt (TP.HCM), cho biết cảm giác mệt mỏi và thiếu động lực khi quay lại công việc sau kỳ nghỉ dài là hiện tượng hoàn toàn bình thường, đặc biệt ở giới trẻ.Theo thạc sĩ Huy, sau một kỳ nghỉ dài, não bộ của chúng ta đã quen với nhịp sống thoải mái và ít căng thẳng. Quay lại công việc, với áp lực và khối lượng công việc tồn đọng, có thể khiến bạn cảm thấy bị "sốc". Điều này gây ra hiện tượng "post-holiday blues" (cảm giác buồn chán sau kỳ nghỉ), khi cơ thể và tinh thần chưa kịp thích nghi với nhịp làm việc mới."Hiện tượng này là kết quả của sự gián đoạn trong nhịp sinh học và sụt giảm dopamine - chất dẫn truyền thần kinh, liên quan đến động lực, cảm giác hứng thú", thạc sĩ Huy giải thích. Do đó, thay vì ép bản thân quay lại ngay lập tức, thạc sĩ Huy khuyên việc khởi động lại công việc nên bắt đầu từ những nhiệm vụ đơn giản, dễ dàng thực hiện. Điều này sẽ kích thích não bộ tiết ra dopamine, từ đó giúp tái tạo động lực và giảm căng thẳng.Theo thạc sĩ Huy, hãy tự thưởng cho bản thân sau mỗi nhiệm vụ hoàn thành để duy trì động lực làm việc. Một không gian làm việc gọn gàng và mới mẻ cũng giúp bạn dễ dàng thích nghi với áp lực công việc, đồng thời kích thích sự sáng tạo. Trước khi quay lại công việc hãy tạo một ngày đệm. Dành một ngày trước khi đi làm để điều chỉnh lại thói quen và sắp xếp công việc sẽ giúp bạn quen dần lại với nhịp độ công việc mà không bị áp lực quá lớn."Kết nối với đồng nghiệp và quản lý kỳ vọng cá nhân sẽ giúp giảm căng thẳng, tạo sự gắn kết, dần làm quen với nhịp độ công việc sau kỳ nghỉ tết. Đừng đặt kỳ vọng quá cao vào bản thân ngay lập tức. Hãy cho mình thời gian để làm quen lại với nhịp độ công việc và đạt được năng suất tối đa", thạc sĩ Huy nói.
'Kỳ lạ' chiếc thùng không rõ chủ nhân ở ngã tư Hóc Môn
Chi tiết về mặt nguồn gốc của các tài liệu này cũng được chú ý. Người được các bị cáo xác định là chủ nhân đầu tiên của những vật chứng là Ed Sanders - nhà văn và cũng đồng thời là người đồng sáng lập ban nhạc rock phản văn hóa những năm 1960, Fugs. Ông đã làm việc vào cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980 cho một cuốn tiểu sử về nhóm The Eagles nhưng chưa bao giờ được xuất bản.